Tủ Sách Giáo LýGiáo lý Thánh Vịnh7. Tất cả đều là ân sủng

7. Tất cả đều là ân sủng

(Ca Vịnh về Vua Ðavít, Kinh Ban Mai, Ngày Thứ Hai, Tuần Thứ Nhất)

1.  “Chúc tụng Ngài, ôi lạy Chúa là Thiên Chúa của Israel cha ông chúng tôi” (1Chr 29:10). Bài ca vịnh đầy nguyện cầu được Sách Ký Sự quyển thứ nhất đặt vào môi miệng Vua Ðavít này làm cho chúng ta sống lại niềm vui bừng nở nơi cộng đồng giao ước ban đầu trước những việc sửa soạn đại thể giành cho công cuộc xây dựng đền thờ, hoa trái phát sinh từ nỗ lực chung tay góp sức giữa vua với rất nhiều người quảng đại cộng tác với vua. Những việc sửa soạn này thực sự đã được hoàn thành một cách quảng đại, vì ngôi đền thờ đây được kêu gọi làm nơi cư trú không phải ‘giành cho một người nào đó mà là cho Chúa là Thiên Chúa’ (1Chr 29:1). Ðọc lại biến cố này ở vào nhiều thế kỷ sau, nhà viết ký sử trực giác thấy được những cảm nhận của vua Ðavít cũng như của toàn dân, niềm vui của họ cùng với lời họ ca ngợi những ai đóng góp làm việc chung: “Dân chúng hoan hỉ vì họ đã có lòng đóng góp, bởi họ đã tự tình dâng cho Chúa bằng cả tấm lòng; vua Ðavít cũng hết sức vui mừng hớn hở” (1Chr 29:9).

2.  Bài ca vịnh này đã phát xuất từ  bối cảnh ấy. Bài ca vịnh không diễn tả, có thì chỉ vắn tắt, về lòng mãn nguyện của con người, mà hướng ngay về vinh quang Thiên Chúa: “Ôi Chúa, uy nghi cao cả thuộc về Chúa… vương quốc là của Chúa…”. Con người bị lôi cuốn mạnh mẽ bởi xu hướng là khi hoàn thành công việc của Chúa thì lấy mình làm quan trọng như thể Thiên Chúa có nợ nần gì với mình vậy. Trái lại, Ðavít qui tất cả mọi sự về cho Chúa. Không phải loài nguòi, với lý trí và sức lực của họ, là kiến trúc sư đầu tiên của tất cả những gì được thực hiện, mà là chính Thiên Chúa.

Như thế, Ðavít đã diễn đạt cho thấy chân lý nền tảng ở chỗ tất cả đều là ân sủng. Theo một nghĩa nào đó, tất cả những gì được giành cho đền thờ chỉ là việc trả về một cách hết sức nhỏ mọn những gì dân Yến Duyên đã lãnh nhận nơi tặng ân giao ước vô giá do Thiên Chúa thiết lập với cha ông họ. Cũng thế, Ðavít qui về cho Chúa mọi sự làm nên thân phận may lành của vua, cả quân quốc, lãnh vực chính trị và kinh tế. Tất cả đều đến từ Ngài.

3.  Ở đây chất chứa cái cốt lõi nơi việc chiêm nguõng của những câu ca vịnh này. Tác giả bài Ca Vịnh hình như không đủ lời lẽ để tuyên xưng sự uy nghi cao cả và quyền năng của Thiên Chúa. Tác giả đã coi Ngài, trước hết, như là “người cha của chúng tôi”, nơi vai trò phụ thân Ngài tỏ cho dân Yến Duyên thấy. Ðây là danh hiệu đầu tiên mời mọc chúng ta ca khen Ngài “bây giờ và cho đến muôn đời”.

Nơi việc Kitô hữu thực hiện việc cầu nguyện, chúng ta không đuọc quên rằng vai trò phụ thân của Thiên Chúa hoàn toàn tỏ hiện nơi việc Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Chính Nguòi, và chỉ một mình Nguòi, mới có thể nói cùng Thiên Chúa khi gọi Ngài một cách xứng hợp và trìu mến là “Abba” (Mk 14:36). Cũng thế, nhờ tặng ân Thần Linh, chúng ta đã được tham dự vào vai trò làm con cái của Ngài và trở nên “con cái nơi Nguòi Con”. Phúc lành của Thiên Chúa là Cha ban xuống trên dân Yến Duyên xưa chuyển đến cho chúng ta với một mức độ dồi dào hơn, ở chỗ, Chúa Giêsu đã tỏ cho chúng ta thấy bằng cách dạy chúng ta rằng Thiên Chúa là “Cha của chúng con”.

4. Cái nhìn của vị tác giả thánh kinh này vươn từ lịch sử cứu độ đến toàn thể vũ trụ để chiêm ngưỡng uy linh của Vị Thiên Chúa Hóa Công: “Tất cả mọi sự trên trời dưới đất đều là của Chúa”. Chưa hết, “Vương quyền cao cả là của Chúa; Chúa được tôn lên làm thủ lãnh trên tất cả mọi sự”. Như ở Thánh Vịnh 8, con người cầu nguyện bài Ca Vịnh này ngẩng đầu lên hướng về cái vươn trải mênh mông của các tầng trời, đoạn bỡ ngỡ nhìn vào cái bao rộng lớn lao của đất, và thấy được mọi sự ở trong quyền cai trị của Ðấng Hóa Công. Họ làm sao có thể diễn tả được vinh quang của Thiên Chúa đây? Lời lẽ chồng chất lên nhau, nào là cao cả, quyền năng, vinh hiển, uy nghi và quang sáng; và ngay cả đến mãnh lực và uy quyền. Tất cả những gì con nguòi cảm thấy tuyệt vời và vĩ đại đều đuọc qui về cho Ðấng là nguồn mạch mọi sự và cai quản chúng. Loài nguòi biết rằng mọi sự họ có đều là tặng ân của Thiên Chúa, như Ðavít còn nhấn mạnh hơn nữa trong bài Ca Vịnh này: “Tôi là ai và dân tôi là gì mà chúng tôi bởi thế phải tự tình hiến dâng lên Chúa như vậy? Vì tất cả mọi sự đều từ Chúa mà có, và chúng tôi dâng lại cho Chúa những gì là của Chúa” (1Chr 29:14).

5.  Bối cảnh về thực tại như là tặng ân của Thiên Chúa này giúp chúng ta biết hòa hợp các mối cảm nhận chúc tụng và tạ ơn của bài Ca Vịnh này với linh đạo chân chính của “việc hiến dâng” là việc được phụng vụ Kitô giáo làm cho chúng ta sống động hơn hết nơi việc cử hành Thánh Lễ. Ðó là những gì phát ra từ hai lời nguyện linh mục đọc để dâng bánh và rượu là những gì sẽ trở nên Mình và Máu Chúa Kitô. “Vì Chúa rộng ban cho chúng tôi bánh này là hoa mầu ruộng đất và lao công của con người, chúng tôi xin dâng lên Chúa để trở nên bánh nuôi sống chúng tôi”. Lời cầu nguyện này đượïc lập lại cho cả rượu nữa. Chúng ta cũng thấy những cảm nhận tương tự nơi Phụng Vụ Thánh Lễ Nghi Byzantine cũng như nơi Kinh Nguyện Thánh Thể Rôma xưa, khi chúng ta, qua lời tuyên tụng Thánh Thể sau phần truyền phép, nói lên ý hướng của chúng ta muốn hiến dâng lên Thiên Chúa như là một tặng vật, những gì chúng ta đã nhận đuọc từ Ngài.

6.  Việc áp dụng sau hết trong cái nhìn lên Thiên Chúa này đã được thể hiện nơi bài Ca Vịnh đây bằng việc nhìn vào kinh nghiệm của nhân loại về cảnh giầu sang và quyền quí. Cả hai khía cạnh này hiện lên vào lúc vua Ðavít sửa soạn tất cả những gì cần thiết để xây cất ngôi đền thờ. Những gì là xu hướng chung cũng là xu hướng của vua, ở chỗ, vua đã tác hành như thể vua là có toàn quyền trên những gì vua sở hữu trong việc lấy nó làm hãnh diện bản thân và lợi dụng kẻ khác. Lời cầu nguyện thốt lên trong bài Ca Vịnh đưa con nguòi về với tình trạng như là “một nguòi nghèo khó”, thành phần lãnh nhận mọi sự từ Thiên Chúa.

Các vị vua chúa trên trái đất này không gì hơn là hình ảnh của vương giả thần linh: “Ôi lạy Chúa, vương quốc là của Chúa”. Nguòi giầu không được quên đi nguồn gốc của những thiện hảo họ có: “giầu sang và vinh dự từ Chúa mà có”. Kẻ quyền quí phải làm sao để nhận biết Thiên Chúa là nguồn mạch của “tất cả mọi uy nghi cao cả và quyền năng”. Kitô hữu được kêu gọi để sử dụng những diễn đạt này trong việc cầu nguyện, bằng cách hân hoan chiêm ngưỡng Chúa Phục Sinh, Ðấng được Thiên Chúa tôn vinh “trên hết mọi chủ trị và quyền bính, quyền năng và thống trị” (Eph 1:21). Chúa Kitô là vua thật của vũ trụ vậy.

 (L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, ngày 13/6/2001)

 ĐTC Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển ngữ)

BÀI NÊN XEM

BÀI VIẾT MỚI

BÀI VIẾT KHÁC